Ngày Đăng : 30/08/2020 - 11:52 AM
Hiện nay, các dịch vụ chữa cháy được cung cấp ở hầu hết các khu vực phát triển với mục đích dập tắt hoặc ngăn chặn sự lan tỏa của các đám cháy khó kiểm soát. Nhân viên cứu hóa được học phương pháp ngăn chặn đám cháy một cách phù hợp và huấn luyện cách sử dụng các thiết bị chữa cháy chuyên nghiệp để việc chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất
Phòng chống cháy nổ cũng bao gồm việc giáo dục con người cách tránh gây hỏa hoạn. Bộ Công an khuyến cáo người dân nên trang bị những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, nổ, nhất là cháy nổ ở chung cư cao tầng
Trong một vài tháng gần đây tại Việt Nam, hàng loạt vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra ở khắp mọi miền của Tổ quốc. Cũng từ đó, nhiều khu chung cư, tòa nhà cao tầng, trường học,… tiến hành diễn tập phòng cháy chữa cháy để chuẩn bị cho người dân cách phản ứng với hỏa hoạn.
Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy thông dụng, phổ biến nhất bao gồm: hệ thống báo cháy, bình chữa cháy, chăn, cát chữa cháy và hệ thống chữa cháy chuyên nghiệp.
Hệ Thống Báo Cháy
Báo cháy Hochiki
Hệ thống báo cháy gồm một loạt các phương tiện có khả năng phát hiện đám cháy đang bùng phát, cảnh báo cho cư dân biết có hỏa hoạn để kịp thời sơ tán.
Một hệ thống báo cháy gồm 3 thành phần cơ bản: trung tâm báo cháy, thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra.
Trung Tâm Báo Cháy
Trung tâm báo cháy được thiết kế dạng tủ hình chữ nhật, thường có màu đỏ với các thiết bị chính bao gồm: mainboard, biến thế, ắc quy dự phòng.
Thiết Bị Đầu Vào
Thiết bị đầu vào là các đầu cảm biến như (đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo gas, đầu báo lửa), module giám sát giúp hệ thống nhận biết được đám cháy.
Ngoài đầu cảm biến, thiết bị đầu vào của hệ thống báo cháy còn có một công tắc khẩn, được sử dụng thủ công bởi người dân khi phát hiện ra có cháy sớm- thời điểm mà hệ thống báo cháy chưa kịp phát báo hiệu.
Thiết Bị Đầu Ra
Khi trung tâm báo cháy nhận được tín hiệu từ thiết bị đầu vào, nó sẽ truyền tín hiệu đến đầu ra:
Bảng hiển thị phụ giúp: hiển thị nơi báo cháy
Control Module điều khiển các thiết bị khác thực hiện các phương án đã được lập trình.
Chuông/ còi báo động: Phát tiếng vang lớn để thông báo có đám cháy, thiết bị này thường được lắp tại các hành lang và trong các gian phòng lớn.
Đèn báo động: Đèn báo động sẽ sáng đỏ cùng lúc chuông kêu giúp mọi người có thể nhanh chóng phát hiện đám cháy.
Phương Tiện Chữa Cháy Thông Dụng
Sử dụng các phương tiện chữa cháy thông dụng tại chỗ để kịp thời dập tắt đám cháy luôn là biện pháp hiệu quả, chủ động nhất giúp ngăn chặn cháy lớn xảy ra. Vậy đâu là những công cụ chữa cháy mà bạn nên trang bị tại gia đình, nhà xưởng,…?
Bình Chữa Cháy Bằng Khí CO2
Bình chữa cháy CO2
Bình chữa cháy bằng khí CO2 thường được sử dụng để chữa những đám cháy nhỏ, mới phát sinh thuộc loại:
Chất cháy lỏng hoặc rắn hóa lỏng
Chất cháy khí
Cháy thiết bị điện
Cháy chất rắn có gốc hữu cơ cùng tàn lửa hồng.
Không được chữa cho các đám cháy:
Hóa chất có nguồn cung cấp oxy như nitrat và xenlulo.
Kim loại có hoạt tính hóa học và hidroxit của chúng.
Than cốc và chất nổ đen.
Bảo quản bình chữa cháy CO2
Để nơi khô ráo thoáng mát, dễ nhận biết và dễ lấy.
Tránh nơi có nhiệt độ quá 55 độ C; không được phép bôi dầu mỡ để bảo quản.
Bình Chữa Cháy Dạng Bột
Bình chữa cháy dạng bột
Bình chữa cháy dạng bột chứa các loại bột có khả năng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với không khí, ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy, qua đó dập tắt hỏa hoạn. Loại bình này có khả năng chữa các đám cháy mới phát sinh.
Khi sử dụng, các bạn cần chú ý ký hiệu ghi trên bình (ký hiệu loại đám cháy- Phần 2 “Phân loại đám cháy”) để dùng với loại đám cháy phù hợp: đám cháy chất lỏng, rắn, hóa chất; chữa cháy điện có hiệu điện thế dưới 50V.
Bảo quản bình chữa cháy bột
Để nơi khô ráo thoáng mát, dễ nhận biết và dễ lấy.
Tránh nơi có nhiệt độ quá 55 độ C; không được phép bôi dầu mỡ để bảo quản.
Từ nay đến năm 2020, Cảnh sát PCCC sẽ đầu tư gần 4.900 tỷ đồngmua 258 xe, 2 tàu, 6 ca nô, 2 xuồng cứu hộ - cứu nạn, 61 máy bơm, lắp đặt mới/nâng cấp gần...
Xem thêm